Tư vấn

Chỉ phẫu thuật là gì? Phân loại chỉ phẫu thuật y tế

Trong cuộc sống thường nhật, việc gặp phải những sự cố, tai nạn khiến bản thân có thể bị thương. Việc xử lý vết thương đúng cách, hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực mà chúng ta phải đối mặt từ chính những vết thương đó. Sử dụng chỉ khâu trong một số trường hợp nhất định, với những vết thương lớn là yêu cầu bắt buộc.

Hãy cùng An Sinh Medical tìm hiểu thông tin để biết chỉ khâu vết thương làm từ chất liệu gì, những loại nào có thể ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể để có thể mang lại hiệu quả cao nhé !

1. Thế nào là chỉ khâu vết thương ! Những lợi ích mà chỉ khâu phẫu thuật mang lại

1.1 Chỉ phẫu thuật là gì?

Theo Wikipedia Chỉ phẫu thuật (Surgical Sutures) hay còn được gọi là chỉ khâu vết thương là vật liệu dạng sợi được sử dụng để khâu các mô cơ thể lại với nhau hoặc khâu nối mạch máu, nhằm đóng các vết thương hở trên da, hay vết mổ gặp tổn thương trong phẫu thuật nào đó. Ứng dụng thường liên quan đến việc sử dụng một cây kim có chiều dài chỉ đính kèm. Có rất nhiều loại chỉ khâu khác nhau theo hình dạng và kích thước kim cũng như chất liệu và đặc điểm của chỉ.

Lựa chọn chỉ khâu phẫu thuật nên được xác định dựa trên các đặc điểm và vị trí của vết thương hoặc các mô cơ thể cụ thể. Chỉ khâu cùng kim chuyên dụng đảm bảo giúp việc khâu vết thương được thực hiện hiệu quả, tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn, để lại sẹo lớn xuất hiện ở vị trí mà chúng ta bị thương.

Chỉ phẫu thuật là vật liệu có hình dạng như dạng sợi, đa sợi bện, xoắn hoặc đơn sợi. Nguồn gốc của chỉ có thể từ tự nhiên như tơ tằm, lanh hoặc được làm nhân tạo như polymer tổng hợp.

1.2 Vai trò của chỉ khâu phẫu thuật

Tùy thuộc vào tình hình thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn loại chỉ khâu có đường kính, đặc tính cũng như chất lượng sao cho thích hợp nhất. Việc sử dụng chỉ khâu trong điều trị vết thương mang tới những giá trị, những lợi ích thiết thực:

– Đảm bảo hỗ trợ giúp vết thương nhanh liền, thời gian hồi phục ngắn đi đáng kể so với bình thường.

– Vết thương sau khi lành có sẹo nhỏ hơn, giảm thiểu những tác động tiêu cực nhất định tới thẩm mỹ, xuống mức tối đa.

2. Phân loại chỉ phẫu thuật

Chỉ khâu vết thương hay chỉ phẫu thuật được sử dụng phổ biến trong y tế, đảm bảo hỗ trợ cho công tác điều trị của các y bác sĩ cho các vết thương do tai nạn, hay trong phẫu thuật được thực hiện tốt hơn.

Hiện nay, chỉ khâu được phân loại theo nhiều khía cạnh, nhiều phương diện. Dựa vào cấu trúc của sợi chỉ, thành phần cấu tạo, vật liệu, hay mục đích sử dụng mà chỉ phẫu thuật được phân chia thành 3 nhóm chính:

  • Chỉ đơn sợi và đa sợi
  • Chỉ tự nhiên và tổng hợp
  • Chỉ tự tiêu và không tiêu

Khi phân loại chỉ khâu dựa trên chất liệu chúng ta thường sẽ dựa vào chính cấu trúc thực tế của vật liệu được sử dụng. Trong đó, có hai lựa chọn là chỉ khâu cấu trúc sợi đơn, hoặc chỉ khâu cấu trúc sợi bện với những đặc trưng riêng:

a. Chỉ phẫu thuật đơn sợi – (Monofilament sutures)

Là chỉ phẫu thuật có cấu tạo dải đơn (ví dụ như Nylon, PDS hoặc prolene), sở hữu ưu điểm nổi bật là việc khâu dễ dàng qua các mô, được thực hiện thuận lợi. Không chỉ vậy, do ở dạng sợi đơn nên khi sử dụng nó hoàn toàn không chứa các sinh vật có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng, nguy cơ lây nhiễm thấp. Song loại chỉ này hấp thụ thấp hơn các chỉ khác.

b. Chỉ phẫu thuật đa sợi (Multifilament sutures)

Là loại chỉ có cấu trúc dạng bện được tạo ra từ nhiều sợi đơn nhỏ đan lại với nhau. Đối với loại chỉ khâu này, khi sử dụng dễ dàng xử lý buộc hơn và giúp giữ hình dạng của chỉ bởi tính uốn để đảm bảo sự an toàn cho nút thắt. Chỉ khâu đa sợi có độ bền và độ đàn hồi tốt, được sử dụng nhiều hơn chỉ đơn sợi. Nhược điểm của chỉ này có xu hướng hấp thụ các chất lỏng, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao cho người bệnh.

c. Chỉ phẫu thuật tự nhiên (Natural sutures)

Đây là loại chỉ khâu được làm bằng sợi tự nhiên có nguồn gốc từ các mô động vật đã được tinh chế (thường là collagen) và đôi khi được làm từ thanh mạc tinh khiết của ruột bò.

Chỉ khâu tự nhiên khác với chỉ khâu tổng hợp ở chỗ chúng phân hủy bằng cách giải protein, trong khi chỉ khâu tổng hợp phân hủy bằng cách thủy phân.

Loại chỉ phẫu thuật tự nhiên này ít được sử dụng thường xuyên hơn vì chúng có xu hướng kích thích phản ứng mô lớn hơn.

d. Chỉ phẫu thuật tổng hợp (Synthetic sutures)

Chỉ khâu tổng hợp được làm bằng các vật liệu nhân tạo. Quá trình thủy phân của chỉ khâu tổng hợp ít gây ra phản ứng viêm hơn so với quá trình phân giải protein của chỉ tự nhiên.

e. Chỉ phẫu thuật tự tiêu (Absorbable sutures)

Chỉ phẫu thuật tự tiêu là loại chỉ sau một thời gian trong cơ thể sẽ bị phân hủy bởi quá trình thủy phân hoặc bởi tác động của enzyme. Chỉ tự tiêu được làm với nhiều chất liệu khác nhau từ protein động vật hoặc polymer tổng hợp có thể được phá vỡ và hấp thụ bởi men sinh lý. Do đó nó có thể phân giải một cách tự nhiên trong cơ thể sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Loại chỉ này được sử dụng với vết thương tạm thời, hấp thụ trong thời gian ngắn.

f. Chỉ phẫu thuật không tiêu (Non-absorbable sutures)

Chỉ phẫu thuật không tiêu là loại chỉ không tan sau khi phẫu thuật, có thời gian giữ vết khâu, tổ chức lâu dài, thường được sử dụng đối với những vết thương lâu lành. Hiện nay có những loại chỉ khâu không tiêu có tính trơ, tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể mà không gây phản ứng viêm hay kích ứng.

Mỗi loại chỉ phẫu thuật đều có những đặc điểm khác biệt. Đối với vết thương hở bên ngoài đa phần sẽ được dùng chỉ không tiêu để khâu, bởi có độ bền cao với môi trường bên ngoài và tác dụng của ngoại lực. Bên cạnh đó thì khi cắt và tháo chỉ cũng dễ dàng hơn.

Ngược lại với những bộ phận bên trong cơ thể hay những nơi nhạy cảm thì sẽ được dùng chỉ tự tiêu để khâu. Việc sử dụng chỉ tự tiêu sẽ giúp quá trình hồi phục tốt hơn mà không cần phải cắt chỉ bởi chỉ nằm bên trong cơ thể nên rất khó khăn khi muốn cắt.

Chỉ phẫu thuật được sử dụng để khâu vết thương, vết rách. Tùy vào tình hình thực tế của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu và kỹ thuật khâu phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân.

Hi vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm cái nhìn tổng quan hơn về chỉ phẫu thuật và đừng quên theo dõi An Sinh Medical để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác của chúng tôi